Hiện nay trên thị trường, hệ thống công nghệ âm thanh đang được lưu dưới 2 định dạng chính là Analog và Digital. Vậy làm thế nào để phân biệt được âm thanh Analog và âm thanh Digital, cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
1. Công nghệ âm thanh Analog
Công nghệ âm thanh Analog sử dụng tín hiệu analog hay còn được gọi là “ tín hiệu tương tự” hay “tín hiệu liên tục”, đã có từ lâu đời, và hiện nay được khá ít người sử dụng. Analog được lưu trữ dưới hình thức là các loại băng cassette, băng cối hay đĩa than bằng cách thu sóng âm thanh được truyền đến micro và ghi lại thành dòng điện xoay chiều được biến thiên liên tục theo thời gian. Sự biến thiên được thể hiện rõ ràng ở từ tính trên băng từ hoặc các rãnh trên đĩa than.
Công nghệ Analog
Nói một cách khác, analog được xem là tín hiệu liên tục, đồ thị biểu diễn là một đường chạy liên tục như cos, sin hoặc là những đường cong chạy lên xuống bất kì.
Dòng âm thanh analog thường được sử dụng trong các bộ karaoke gia đình. Từ công nghệ analog, người ta có thể chế tạo nên các phương tiện nghe nhìn khác băng nhạc, phim ảnh điện thoại, phát thanh truyền hình…
2. Công nghệ âm thanh Digital
Công nghệ âm thanh Digital hay còn gọi là âm thanh kỹ thuật số là dạng âm thanh mà chúng ta được nghe nhiều từ máy tính, điện thoại, đầu CD… Khác với âm thanh Analog, thì trong digital sự biến thiên của dòng điện sẽ được lưu trữ dưới dạng file kỹ thuật số bằng lượng tử hóa. Cụ thể để ghi chép, lưu trữ tái tạo âm thanh bằng cách sử dụng những âm thanh đã được mã hóa thành dạng số cụ thể là 0 và 1.
Công nghệ Digital
Ví dụ cho âm thanh Digital có thể kể đến hình thức micro chuyển đổi âm thanh của các nhạc cụ hoặc ca sĩ đến tín hiệu điện tương tự, sau đó ACD sẽ biến đổi những tín hiệu này thành tín hiệu số. Khi muốn nghe lại những âm thanh đó, ACD sẽ thực hiện đảo ngược quá trình có nghĩa là biến đổi tín hiệu kỹ thuật số thành các “tín hiệu tương tự”.
Âm thanh Digital được phát minh ra nhằm khắc phục những nhược điểm của âm thanh analog. Từ năm 1990 trở đi, digital dùng nhiều trong viễn thông và dẫn trở nên phổ biến. Công nghệ này được sử dụng cho việc ghi âm, sản xuất và phân phối âm nhạc. Do đó, việc phân phối âm nhạc ngày nay đã trở nên dễ dàng, tiết kiệm được chi phí hơn rất nhiều lần.
3. So sánh công nghệ âm thanh Analog và âm thanh Digital
Xét về sự tương phản tín hiệu thì Digital và Analog vẫn được xem là các dạng phổ biến nhất hiện nay. Bản chất của tín hiệu Digital là rời rạc, ngược lại của Analog là sự liên tục.
Công nghệ âm thanh Analog phải xử lý ở nhiều mức khác nhau, gây méo mó, nghẹt tiếng lẫn các tạp âm không cần thiết, đồng thời bị giảm chất lượng và giới hạn về số lần sao chép. Trong khi công nghệ âm thanh Digital truyền dễ dàng, loại bỏ được các tạp âm trong hệ thống truyền tải cũng như không bị giảm chất lượng và không bị giới hạn về số lần sao chép. Tuy nhiên, do công nghệ hiện đại hơn nên hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh digital cũng phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với analog. Bên cạnh đó, một số người cũng cho rằng, do tín hiệu digital là tín hiệu dưới dạng kỹ thuật số nên âm thanh phát ra khô khan và thiếu đi sự tự nhiên.
Digital dần chiếm ưu thế so với analog
Chính nhờ nhiều ưu điểm vượt trội mà âm thanh Digital ngày một phát triển, trở thành công nghệ của tương lai. Còn âm thanh analog , tuy không còn ở thời kỳ huy hoàng, nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều tín đồ âm thanh yêu chất âm tự nhiên, mềm mại của tín hiệu analog.
Thông qua bài viết, hy vọng bạn đã có thể phân biệt được âm thanh Analog và âm thanh Digital, để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho hệ thống âm thanh của mình. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Trường Thịnh Audio để được tư vấn cụ thể.